Top 5 lỗi tài xế ô tô thường gặp khi qua trạm thu phí dễ gặp nhất

Top 5 lỗi tài xế ô tô thường gặp khi qua trạm thu phí dễ gặp nhất

Trong quá trình điều khiển xe lưu thông trên đường thì người lái cần phải luôn chú ý biển báo và tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn không chỉ cho mình mà còn cả với những người xung quanh. Đặc biệt là khi đi qua trạm thu phí. Tại đây sẽ có những quy định riêng mà nếu tài xế không để ý thì sẽ bị phạt khá nặng. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp tất cả các lỗi tài xế ô tô thường gặp khi qua trạm thu phí phổ biến nhất bắt buộc phải biết đối với tài xế.

Lái xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy

Dựa theo điều 5 trong nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trong trường hợp người điều khiển phương tiện ô tô cố ý đi vào làn đường xe máy để trốn nộp phí thì sẽ xử phạt nặng. Tùy thuộc vào mức độ từng lỗi sẽ có những mức phạt khác nhau. Cụ thể là:

Dựa theo điểm a khoản 1 thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 200 nghìn – 400 nghìn VNĐ trong trường hợp không chấp hành hiệu lệnh hoặc là chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường. 

Lái xe ô tô cố tình đi vào làn đường dành cho xe máy để né tránh thu phí đường bộ
Lái xe ô tô cố tình đi vào làn đường dành cho xe máy để né tránh thu phí đường bộ

Dựa theo điểm đ khoản 5 thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 3 triệu – 5 triệu VNĐ trong trường hợp người điều khiển phương tiện không đi đúng phần đường, làn đường đúng theo quy định.

Dựa theo điểm b khoản 5 thì người điều khiển phương tiện bị phạt từ 3 triệu – 5 triệu VNĐ khi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển, kiểm soát giao thông.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu trường hợp nghiêm trọng xảy ra tai nạn thì người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Dựa theo quy định này thì đối với các chủ phương tiện cố tình lái xe ô tô vào làn đường dành cho xe máy để trốn tiền thu phí thì ngoài việc bị tước quyền sử dụng bằng lái xe 4 tháng thì còn có thể chịu mức phạt hành chính lên tới 10 triệu VNĐ.

Không kiểm soát được tốc độ chạy xe khi qua trạm thu phí

Đây là lỗi phổ biến làm cho nhiều người mắc phải nhất. Đặc biệt là khi các trạm thu phí bắt đầu lắp làn thu phí không dừng xe ETC thì lỗi này càng dễ bị mắc phải hơn.

Cần kiểm soát tốc độ khi đi qua trạm thu phí
Cần kiểm soát tốc độ khi đi qua trạm thu phí

Do như bình thường trong các làn thu phí thủ công sẽ có các barie chắn ngang. Theo đó tài xế phải dừng xe mới có thể nộp tiền được. Tuy nhiên đối với trạm thu phí tự động thì hoàn toàn khác. Xe ô tô có thể vừa di chuyển vừa đóng phí mà không cần phải dừng lại. Chính vì vậy có rất nhiều tài xế mắc lỗi chạy quá tốc độ khi đi qua trạm thu phí tự động.

Mặc dù trước mỗi trạm đều có gắn biển báo cảnh báo tốc độ. Tuy nhiên với những tài xế mới, ít kinh nghiệm thì thường bỏ qua, không chú ý biển cảnh báo này. Chính vì vậy, khi qua các trạm thu phí ETC thì tài xế cần duy trì vận tốc xe dưới 30km/h ở làn tự động và dưới 5km/h ở làn thu phí thủ công.

Nếu để xe vượt qua tốc độ cho phép thì người điều khiển sẽ bị phạt từ 600.000 – 800.000 VND với lỗi đi quá tốc độ từ 5-10km/h và bị phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 VND khi xe chạy ngoài 10-20km/h.

Để xe dừng đỗ quá lâu tại cổng trạm thu phí

lỗi tài xế ô tô thường gặp khi qua trạm thu phí

Một lỗi cũng phổ biến không kém là lỗi dừng xe trước trạm thu phí. Theo đó nếu đỗ xe quá 5 phút hoặc là quay đầu xe gây ra ùn tắc giao thông thì người điều khiển phương tiện cũng sẽ bị phạt. Mặc dù trước khi đến trạm thu phí khoảng 50m sẽ có lắp biển báo cấm dừng xe. Tuy nhiên không phải ai cũng để ý tới biển báo này. Các mức phạt cho hành vi này cụ thể như sau:

Trong điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019 thì người điều khiển nếu dừng, đỗ xe hoặc quay đầu xe trái quy định gây ra ùn tắc giao thông thì sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu VNĐ

Trong điểm b khoản 5 Nghị định 100/2019 sẽ bị phạt hành chính từ 3 – 5 triệu VNĐ nếu không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người kiểm soát giao thông. 

Nếu trong quá trình dừng đỗ ô tô là nguyên nhân chính dẫn tới ách tắc giao thông, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người điều khiển còn có nguy cơ bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo điều 260 của luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2017.

Không giữ khoảng cách an toàn với các xe

Trên các trạm BOT cũng gắn các biển báo quy định cự ly tối thiểu giữa hai xe. Khoảng cách này thường trong khoảng 3-8m. Đây là khoảng cách phù hợp để đảm bảo an toàn giữa các xe ô tô trong quá trình thu phí. Và theo điểm 1 Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019 thì cũng đã quy định mức phạt cho hành vi không giữ khoảng cách đúng quy định là từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ

Cần giữ khoảng cách an toàn giữa các xe
Cần giữ khoảng cách an toàn giữa các xe

Chưa dán thẻ ETC hoặc tài khoản không đủ tiền khi đi qua làn thu phí tự động

Dựa vào điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 trong điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP ban hành từ ngày 1/8 đã  quy định rõ nếu xe không dán thẻ thu phí tự động ETC mà vẫn cố ý đi vào khu vực thu phí tự động thì sẽ bị phạt từ 2tr – 3 tr VND. Chủ phương tiện cũng bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Ngoài ra thì cũng theo khoản 1 Điều 11 trong Quyết định 19/2020/QĐ-TTg đã yêu cầu người điều khiển phương tiện phải nộp tiền vào tài khoản thu phí của các điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ ETC. Tuy nhiên đối với các trường hợp mặc dù đã dán thẻ ETC tuy nhiên tài khoản này không đủ tiền để trả phí mà vẫn cố đi vào làn đường thu phí tự động sẽ bị phạt khá nặng. Cụ thể, tài xế sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng và phải nộp phạt hành chính từ 2 tr – 3 tr VNĐ

Trên đây Auto Tây Đô chúng tôi đã tổng hợp 5 lỗi tài xế ô tô thường gặp khi qua trạm thu phí mà bạn bắt buộc phải biết nếu không muốn bị mất tiền từ đó ảnh hưởng không tốt tới công việc.

error: Content is protected !!