Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến thông dụng nhất hiện nay

Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến thông dụng nhất hiện nay

Theo luật giao thông đường bộ và thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì sẽ có 8 loại bằng lái xe ô tô được cấp cho người điều khiển phương tiện. Vậy bạn có hiểu hết về Các loại bằng lái xe ô tô này và Nên học bằng lái xe ô tô nào không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến hiện nay

Bộ Giao Thông Vận Tải đã quy định trong thông từ 2/2017/TT-BGTVT về việc đào tạo, sách hạch và cấp phép lái xe cơ giới đường bộ chia ra giấy phép lái xe ô tô hạng B có 3 loại đó là B1, B1 số tự động và B2.

B2 là giấy phép lái xe cho phép chủ phương tiện hành nghề lái xe còn hai giấy phép còn lại không cho phép chủ phương tiện hành nghề lái xe.

Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Bằng lái xe hạng B1 số tự động là bằng lái xe dễ học, đỡ tốn thời gian so với các loại bằng lái xe ô tô khác. Do đó bằng này được rất nhiều người lựa chọn. Bằng này dành cho những chủ phương tiện sở hữu xe ô tô có hộp số tự động. Tuy nhiên bằng này không cho phép chủ sở hữu hành nghề kinh doanh lái xe và các dịch vụ vận tải khác. Cũng như là bằng này không cho phép người lái sử dụng xe ô tô số sàn.

Theo đó thì người sở hữu Bằng lái xe hạng B1 số tự động sẽ được sử dụng các loại xe sau:

  • Xe ô tô số tự động tối đa là 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ người lái
  • Xe ô tô tải dùng số tự động có tải trọng dưới 3500kg
  • Xe ô tô dùng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Bằng lái xe hạng B1

Bằng lái xe hạng B1 là bằng lái xe cho phép người lái điều khiển được cả xe số sàn lẫn xe số tự động. Tuy nhiên loại bằng lái này được ít người lựa chọn nhất do bằng này có hạn chế là chủ sở hữu không được hành nghề lái xe kinh doanh các dịch vụ vận tải, dịch vụ. Do đó thường thì nhiều người một là xuống chọn bằng lái xe B1 số tự động cho tiết kiệm hoặc là lên hẳn bằng B2 cho tài xế phép hành nghề lái xe kinh doanh.

Cụ thể thì người sở hữu bằng lái xe hạng B1 sẽ được sử dụng các loại xe sau:

  • Ô tô chở người tối đa là 9 chỗ, tính cả chỗ của người lái.
  • Ô tô tải với tải trọng dưới 3,5 tấn.
  • Ô tô kéo rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Bằng lái xe hạng B1
Bằng lái xe hạng B1

Bằng lái xe hạng B2

Bằng lái xe hạng B2 là loại bằng phổ thông và được nhiều người học lái xe lựa chọn nhất nhờ sự tiện dụng. Bằng lái xe hạng B2 cho phép người lái không chỉ được hành nghề lái xe mà còn được phép điều khiển hầu hết tất cả các loại xe ô tô cơ bản có mặt tại nước ta. Tuy nhiên Bằng lái xe hạng B2 có một nhược điểm đó chính là loại bằng này có kỳ hạn là 10 năm. Do đó sau 10 năm thì chủ sở hữu bằng phải đi xin giấy phép cấp lại.

Cụ thể thì người sở hữu bằng lái xe hạng B2 sẽ được sử dụng các loại xe sau:

  • Xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ.
  • Xe ô tô có trọng tải dưới 3500kg.
  • Tất cả các loại xe được cho phép trong hạng B1.
Bằng lái xe hạng B2
Bằng lái xe hạng B2

Bằng lái xe hạng C

Ta có thể dễ dàng đăng ký học và thi lấy bằng trực tiếp tại trung tâm sát hạch. Bằng lái xe hạng C là loại có kỳ hạn khá ngắn, kỳ hạn của bằng này chỉ có 3 năm. Sau 3 năm thì chủ bằng phải đi gia hạn lại. Bằng lái xe hạng C chủ yếu dùng cho các tài xế xe ô tô tải với tải trọng trên 3,5 tấn. Cụ thể, chủ sở hữu Bằng lái xe hạng C sẽ được điều khiển các loại xe ô tô sau:

  • Xe Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.
  • Xe ô tô kéo, xe rơ moóc có trọng tải trên 3, tấn.
  • Tất cả các loại xe được cho phép trong hạng B1 và B2.
Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe hạng D

Ta không thể lấy trực tiếp bằng lái xe hạng D mà phải nâng hạng từ các loại bằng lái xe ô tô thấp hơn như bằng B2, bằng C. Ngoài ra thì để có bằng lái xe hạng C thì người học phải có trình độ trung học phổ thông. Thời gian của Bằng lái xe hạng D chỉ có 3 năm. Và sau 3 năm thì người sở hữu bằng phải gia hạn lại. Bằng lái xe hạng D dành cho các tài xế lái xe kinh doanh vận tải có nhiều chỗ ngồi, cụ thể như sau:

  • Ô tô chở người dưới 30 chỗ, tính cả chỗ của người lái xe.
  • Tất cả các loại xe được cho phép trong hạng B1, B2 và hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe ô tô hạng D

Bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng E gần giống như Bằng lái xe hạng D. Do đó để sở hữu được Bằng lái xe hạng E thì ta phải sở hữu các bằng lái xe hạng dưới như là bằng B2, C và D. Sau đó mới được thi lên hạng bằng lái xe hạng E. Ngoài ra để sở hữu được Bằng lái xe hạng E thì người học cũng phải có kinh nghiệm sử dụng bằng lái xe hạng D tối thiểu là 5 năm. Bằng lái xe hạng E có thể điều khiển các loại xe sau:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ, tính cả chỗ của người lái xe.
  • Tất cả các loại xe được cho phép trong hạng B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe hạng F là loại bằng lái xe có giá trị cao nhất hiện nay. Đây là bằng lái xe khó nhất hiện nay. Để có được bằng này thì người học lái phải có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sử dụng xe ô tô. Bằng lái xe hạng F chỉ được cấp khi học viên trước đó đã sở hữu một trong các loại bằng hạng B2, C, D và E.

Bằng lái xe hạng F được dùng để điều khiển các loại xe rơ moóc có trọng tải trên 750kg, ô tô khách nối toa. Cụ thể như sau:

  • Bằng Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô các loại xe cấp phép trong hạng B2 có kéo rơ moóc cũng như các loại xe được quy định trong bằng hạng B1 và bằng hạng B2.
Bằng lái xeô tô hạng FC
Bằng lái xe ô tô hạng FC
  • Bằng hạng FC cho phép điều khiển các loại xe ô tô của hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại phương tiện được quy định trong bằng hạng B1, B2, C và bằng hạng FB2.
  • Bằng hạng FD cho phép điều khiển các loại xe ô tô của hạng D có kéo rơ moóc và các loại phương tiện được quy định trong bằng hạng B1, B2, C, D và bằng hạng FB2.
  • Bằng hạng FE cho phép điều khiển các loại xe ô tô của hạng E bao gồm cả xe kéo rơ moóc, xe ô tô chở khách nối toa và  các loại phương tiện được quy định trong bằng hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Giấy phép lái xe giường nằm và xe buýt

Giấy phép lái xe giường nằm và xe buýt dành cho tài xế lái xe ô tô khách giường nằm và ô tô khách dùng để kinh doanh vận tải, xe bus trong thành phố. Số ngồi của xe được tính dựa theo số chỗ trên ô tô khách cùng loại hoặc là ô tô với kích thước giới hạn tương đương chỉ có ghế ngồi.

Người học lái xe phải lưu ý những điều kiện gì?

bằng lái xe ô tô

Để sở hữu được bằng lái xe ô tô tại Việt Nam thì các cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau:

Phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc là công dân nước ngoài nhưng được phép cư trú hoặc là đang học tập, làm việc tại Việt Nam.

Phải đủ tuổi cho phép. Đủ sức khỏe và đáp ứng trình độ văn hóa theo quy định. Còn đối với người nâng hạng giấy phép lái xe thì có thể học trước nhưng chỉ được thi sát hạch khi đạt đủ tuổi quy định.

Để lấy được bằng nâng hạng giấy phép lái xe thì người học phải có đủ thời gian lái xe hoặc là hành nghề lái xe với số km lái xe cụ thể như sau:

  • Bằng lái xe hạng B1 số tự động lên bằng B1 thì thời gian lái xe phải trên 1 năm và đã lái an toàn được trên 12.000 km.
  • Từ bằng hạng B1 lên bằng hạng B2 thì có thời gian lái xe trên 1 năm và đã lái được 12000km an toàn.
  • Từ hạng B2 lên hạng C và từ hạng C lên Hạng D, Từ hạng D lên hạng E và từ các hạng B2, C, D, E lên các bằng hạng F tương ứng, từ bằng hạng D, E lên bằng hạng FC thì người sở đăng ký phải hành nghề lái xe trên 3 năm và đạt được 50000 km lái xe an toàn.
  • Từ bằng hạng B2 lên D, Từ hạng C lên hạng E thì người đăng ký phải hành nghề được trên 5 năm và đạt cột mốc trên 100000km lái xe an toàn.
  • Còn đối với người học nâng hạng lên giấy phép cao hơn hạng D, E thì phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương.

Những câu hỏi thường gặp xung quanh việc thi bằng lái xe ô tô

thi bằng lái xe hạng F
thi bằng lái xe hạng F

Chi phí thi bằng lái xe hiện nay là bao nhiêu?

Để sở hữu bằng lái xe ô tô thì các học viên cần phải nộp các chi phí như là chi phí học lái xe, lệ phí thi lái xe, lệ phí thuê xe gắn chíp. Trong đó thì

  • Lệ phí học lái xe chíp sẽ có giá từ 230k – 300k/h (tùy từng thời điểm). Xe chíp là loại xe dùng để thi thử cũng như là thi thật trên sân. Do đó học viên nên học lái xe chíp trên 2 tiếng để quá trình đi thi thật được thuận lợi nhất.
  • Ngoài lệ phí lái xe chíp ra thì còn có các lệ phí thi như là: Lệ phí thi lý thuyết giá 90k, lệ phí thi sa hình giá 300k, lệ phí thi đường trường giá 60k và lệ phí làm bằng là 135 k.
  • Ngày nay, giá học bằng lái xe B1 từ 6tr5 – 7tr5/khóa học. Trong đó đã bao gồm tất cả các chi phí thi bằng lái từ hồ sơ, phí học lý thuyết, thực hành, xăng xe, sân bãi…
  • Đối với bằng xe ô tô B2 thì mức học phí sẽ dao động trong khoảng từ 5tr2 – 5tr5/khóa. Trong đó đã bao gồm tất cả các chi phí học và lấy bằng từ hồ sơ, học phí học lý thuyết, thực hành, mô hình, sân bãi, xăng xe…
  • Còn chi phí để học lái xe ô tô bằng hạng C sẽ có giá trong khoảng từ 8 triệu – 10 triệu/khóa. Giá này đã bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học lấy bằng.

Bằng lái xe ô tô nào cao nhất?

Hiện nay thì bằng hạng FE là bằng lái xe hạng cao nhất. Do đó nếu sở hữu được bằng này thì bạn sẽ được điều khiển tất cả các phương tiện ô tô được phép điều khiển của bằng B1, B2, C, D, E, FB2, FD

Nên học bằng lái xe ô tô nào?

Trước khi học lấy bằng lái xe ô tô thì bước đầu tiên là bạn phải cần xác định rõ mục tiêu của mình lấy bằng lái xe ô tô để làm gì. Và loại xe mình mong muốn điều khiển là loại xe gì. Việc này rất quan trọng giúp cho bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức thì lấy bằng rất nhiều.

Nếu nhu cầu của bạn là chỉ lái xe gia đình, taxi hoặc là các loại xe kinh doanh vận tải, máy kéo rơ moóc với trọng tải dưới 3,5 tấn thì bằng lái xe ô tô hạng B2 là phù hợp nhất. Còn nếu bạn là nữ, mới lái xe thì nên học bằng B1 hoặc B2 do 2 bằng này dễ thi, dễ học nhất. Nếu bạn đang muốn trở thành tài xế cho các hộ gia đình, công thì có thể học bằng lái xe B2

Còn nếu bạn muốn hành nghề lái xe với các loại xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn, máy kéo theo rơ moóc có trọng tải trên 3,5 tấn, các loại ô tô số tự động, ô tô số sàn từ 4-9 chỗ thì bằng lái xe hạng C chính là lựa chọn dành cho bạn. Do đó nếu bạn có nhu cầu hành nghề lái xe thì học bằng lái xe ô tô hạng C là tối ưu nhất.

Ngoài ra thì bằng lái xe hạng C còn có một ưu điểm đó là bạn có thể rút ngắn thời gian lên tới 2 năm nếu bạn có nhu cầu nâng hạng lái xe ô tô của mình lên hạng D. Do nếu muốn nâng bằng từ hạng B2 lên hạng D thì người lái cần phải có kinh nghiệm lái xe ô tô được 5 năm.

Mức học phí để học cũng là mối quan tâm khi bạn học lái xe ô tô. So với bằng lái xe ô tô hạng C thì học phí của bằng B2 thấp hơn nhiều. Cũng như là thời gian học của bằng B2 cũng ngắn hơn bằng C. Tuổi tác cũng là vấn đề cần xem xét khi bạn học lái xe ô tô. Chỉ cần trên 18 tuổi là bạn có thể đăng ký được bằng hạng B2. Còn với bằng lái hạng C thì bạn học viên cần phải trên 21 tuổi. Thời hạn của bằng B2 lên đến 10 cũng lâu hơn bằng C chỉ có 5 năm.

Showroom bán xe ô tô tải uy tín hiện nay

Ô tô Tây Đô chính là địa chỉ phân phối, bán xe tải uy tín hàng đầu Việt Nam. Tại ô tô Tây Đô, bạn sẽ được hỗ trợ, tư vấn lựa chọn các loại xe tải phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Ngoài ra thì chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn đăng ký các thủ tục xe để giúp cho quá trình nhận xe được nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Trên đây là thông tin tổng hợp tất cả các loại bằng lái xe ô tô mới nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi Nên học bằng lái xe ô tô nào? Từ đó hỗ trợ giúp bạn chọn được bằng lái xe phù hợp nhất với nhu cầu lái xe ô tô của mình.